Keyword Cannibalization có thể coi là một lỗi khi triển khai SEO. Lỗi nó thế nào, nó nguy hiểm thế nào thì anh em tự search Google. Nhiều blog của nước ngoài và cả Việt Nam đã phân tích rất chuyên sâu về vấn đề này. Vì vậy, tôi cũng chẳng có gì phân tích nữa. Ở bài viết này tôi nói đến một khía cạnh tích cực của Keyword Cannibalization! Thực tế,.. Nếu ai triển khai một dự án SEO từ đầu, build từ web mới tinh thì sẽ lường trước Keyword Cannibalization và làm kỹ phần phân bổ từ khóa vào Landing page. Chứ lập kế hoạch kiểu gì mà để Keyword Cannibalization thì chưa phải một kế hoạch SEO tốt. Vì vậy, đối tượng xử lý Keyword Cannibalization thường đến từ Agency. Tức là một thương hiệu cho writer inhouse viết bài. Viết, viết nữa, viết mãi. Rồi đến một ngày thấy kết quả SEO cự dậm chân tại chỗ, rồi lúc đó đi tìm bên dịch vụ để thuê SEO để cải thiện. Hoặc một số trường hợp thì thuê 1 Leader SEO về ngồi inhouse làm việc.
CÁC “LỢI ÍCH” CỦA WEBSITE BỊ KEYWORD CANNIBALIZATION
Website được verify nhẹ
Một trong những lợi ích của các website kiểu này đó là nội dung có sẵn dày. Google nhận diện được Website bán sản phẩm/dịch vụ gì rồi. Trong Google Search Console đã có hiển thị của nhiều từ khóa (mặc dù hiển thị ở vị trí cao). Tùy quy mô, có khi tải file từ khóa từ Google Search Console xuống lại thành bộ từ khóa tổng thể luôn. Hay nói một cách khác, website bị Keyword Cannibalization nó được verify “nhẹ” rồi. Thời gian tồn tại của website càng lâu thì mức độ verify càng nặng hơn. Các social và tài nguyên khác ngoài website nếu có thì đều được Google nhận diện.
E-A-T
- E – Expertise: Chuyên môn
- A – Authoritativeness: Thẩm quyền
- T – Trustworthiness: Độ tin cậy
Nếu coi EAT là một hệ quy chiếu, là mục đích hướng đến của cả SEOer và Branding thì những website bị Keyword Cannibalization thường sẽ đảm bảo tính Expertise (chuyên môn) Đấy là tôi nói “thường sẽ” thôi nhé. Vì đặc điểm của một khách lớn là rất kỹ tính trong việc duyệt content. Bất kỳ nội dung nào được xuất bản trên Internet nói chung đều phải qua kiểm duyệt. Vì kỹ tính trong Content nên những nội dung này thường có tính Unique cực cao. Toàn writer inhouse ngồi viết nên có khi chẳng phải search Google.. Mấy Writer ở các doanh nghiệp kiểu này tôi từng gặp hầu như họ đặt bút cái là tuôn luôn ra chữ. Viết kiểu đấy thì sợ gì trùng lặp. Lại còn một khâu kiểm duyệt nữa nên là nội dung cực kỳ đảm bảo tính Expertise Tất nhiên, vẫn có những brand lớn mà nội dung thì như …, chả có Expertise gì cả.
XỬ LÝ WEBSITE BỊ KEYWORD CANNIBALIZATION NHƯ THẾ NÀO?
Về Website
Tối ưu Onpage các thứ các thứ như checklist thì mọi người có thể Search Google : ))). Ở trên tôi có nói về Verify nhẹ và EAT thiếu, vậy thì công việc Technical còn lại là làm cho thực thể (Entity) được Verify mạnh mẽ hơn và làm nốt 2 chữ A (Authoritativeness) và chữ T (Trustworthiness) cho websiteCụ thể như thế nào viết ra đây nó thành nội dung mới mất rồi, kiểu như một bài viết có tiêu đề là: Làm thế nào để website đạt được tiêu chí E-A-T. Thôi hôm nào tôi viết bài riêng. Các ông cứ biết là trong trường hợp này làm Verify tiếp cho nó nhận diện mạnh hơn. Và đảm bảo tính thẩm quyền và đáng tin cậy cho website để rank top cao hơn.
Về Content
Tuy content đã đảm bảo Expertise nhưng do nhiều bài trùng lặp, từ khóa ăn thịt lẫn nhau mà Google không biết xếp bài nào lên TOP, thành ra không đưa bài nào lên TOP nữa.Vì vậy, công việc tiếp theo về Content là đảm bảo tính chuyên môn được giữ nguyên và phân bố lại từ khóa vào Landing page.Các thao tác:
Bước 1: Phân bố lại từ khóa
Bộ từ khóa này có thể tải từ Google Search Console, xem từ khóa nào đã có hiển thị với bài viết mục tiêu. Hoặc nghiên cứu bộ từ khóa mới các công cụ, thao tác như nghiên cứu từ khóa cho một website mới
Bước 2: Xác định các Landing page bị trùng lặp từ khóa
Xác định bằng Google Search Console hoặc một công cụ check TOP từ khóa. Ví dụ như Serprobot.
Bước 3: Xử lý 2 bài trùng lặp từ khóa
Giả sử tôi có 2 bài này đang bị trùng lặp từ khóa:domain .com/a-b-c-d và domain .com/a-b-c-eLúc này cần 2 thao tác:
3.1 – Cộng dồn nội dung 2 page.
Ví dụ
- bài domain .com/a-b-c-d có 4 nội dung là A – B – C – D
- bài domain .com/a-b-c-e có 4 nội dung là A – B – C – E
Khi cộng dồn nội dung 2 page lại với nhau thì ta có bài mới có 5 phần nội dung là: A – B – C – D – E3.2 – Redirect 301 bài này đến bài kiaGiờ các ông lại hỏi thế redirect bài domain .com/a-b-c-d về domain .com/a-b-c-e hay tạo một bài mới (URL mới) là domain .com/a-b-c-d-e đúng không? Cái này còn tùy! Tôi thì xem 2 bài domain .com/a-b-c-d và domain .com/a-b-c-e bài nào có lắm traffic hơn thì chọn bài đó là bài on TOP. Giả sử là bài domain .com/a-b-c-d thì tôi cộng nốt phần nội dung E vào link bài này, rồi redirect url domain .com/a-b-c-e về domain .com/a-b-c-dTrong trường hợp URL domain .com/a-b-c-d xấu quá, hoặc mình không thích URL này nữa thì mình edit URL của bài domain .com/a-b-c-d thành một URL mới.
Bước 4: Internal link
Lúc này cực kỳ ưu tiên sử dụng Anchor Text chính xác. Bài domain .com/a-b-c-d SEO từ khóa ABCD thì Anchotext trong bài domain .com/x-y-z/ trỏ đến là ABCD luôn. Sau này bổ sung nội dung mới thì dùng Anchor Text linh hoạt hơn. Tóm lại1 – Keyword Cannibalization là một sai lầm không nên mắc phải khi lập kế hoạch SEO cho một site mới. Để không mắc sai lầm thì phân bổ từ khóa phải làm chuẩn.2 – Ví dụ trong bài viết về Keyword Cannibalization là một thương hiệu lớn, bài viết đảm bảo tính Expertise thì mới làm mấy thao tác như trên. Trong trường hợp thương hiệu lớn mà nội dung lại như cức thì lợi thế chắc chỉ là tuổi đời website, Verify và một chút từ khóa on top3 – Nội dung trong bài nhắc đến nhiều kỹ năng như: Phân bố từ khóa vào Landing page, Tối ưu Onpage Website, Tối ưu E-A-T..v..v Đây là những nội dung rất dài và mang tính custom cao dựa trên từng dự án cụ thể. Vì vậy, nói cách khác là ai mà xử lý được Keyword Cannibalization thì cũng phải hiểu tất cả các vấn đề này, newbie quá thì thôi. Có thể bạn quan tâm:
Schema là gì? Schema đóng vai trò quan trọng thế nào trong SEO
Pingback: Kết quả tìm kiếm của Google bị chi phối bởi Adwords - SeeU.vn