#1 SCHEMA LÀ GÌ? SCHEMA đóng vai trò gì trong SEO

Schema là gì? Schema đóng vai trò gì trong SEO? Trong những công việc xây dựng, thiết kế trang web hiện nay, nắm chắc kiến thức về Schema gần như là một điều bắt buộc đối với chúng ta.Để có thể tận dụng, khai thác hết những ưu điểm, đặc tính của Schema, không những bạn cần tìm hiểu về định nghĩa cơ bản của Schema mà các thông tin về phương thức hoạt động, cách khai báo và những thành phần trong Schema chuẩn cũng vô cùng quan trọng

Schema là gì?

Schema là một đoạn code nhỏ gắn vào phần HTML của website. Nó có công dụng giúp các công cụ tìm kiếm đọc website của bạn dễ dàng hơn, và tăng khả năng xếp hạng bạn trên các kết quả tìm kiếm.Theo Moz, Schema được định nghĩa như sau:Schema là một từ vựng ngữ nghĩa của các tag (hoặc microdata). Bạn có thể thêm vào HTML của mình để cải thiện cách các công cụ tìm kiếm đọc và thể hiện trang của bạn trong SERPs.

Schema là gì?
Tìm hiểu Schema là gì?

Tại sao mỗi website đều nên có Schema?

Hay nói cách khác, lợi ích của schema là gì?Theo các tài liệu đã công bố chính thức thì Google rất khuyến khích bạn sử dụng schema. Điều này giúp những con bot Google nói riêng và bộ máy công cụ tìm kiếm nói chung dễ dàng nhận biết thông tin của bạn giữa vô vàn các thông tin khác trên Internet:Xác thực Entity (Validate Entity): Giúp công cụ tìm kiếm Google xác nhận thông tin trên Internet, thông tin dữ liệu trực tiếp của Google và cuối cùng là thông tin ở ngay trên website.Để Google hiểu rõ nội dung. Thông thường, Google sẽ phải lấy dữ liệu trên chính nội dung website của bạn và những backlinks trỏ tới. Ở đây, với schema; chúng ta sẽ cung cấp cho Google thêm cơ sở dữ liệu thứ 3 để Google đánh giá chính xác hơn.Có schema sẽ giúp Google đánh giá trang ấy cao hơn từ đó cũng dẫn tới các link out từ trang có schema sẽ được Google đánh giá nhiều hơnvà nhiều hơn thế nữa…

Tại sao mỗi website đều nên có Schema?
Schema là gì? Tại sao mỗi website đều nên có Schema?

Lợi ích thiết thực của Entity trong Schema là gì?

Công cụ tìm kiếm Google cực kỳ tin tưởng những website mà nó đã xác định được là 1 entity (thực thể) và mong muốn càng nhiều website thực hiện Entity từ năm 2013 đến nay và trong tương laiRất khó để đối thủ mò ra được website bạn đang có Entity nếu họ không có kiến thức gốc rễ về Entity Building. (Nếu như bạn nghĩ Entity có thể dễ dàng mò ra được thì trong bài viết này tôi sẽ chứng minh ngược lại cho bạn)Thời gian ảnh hưởng và cập nhật nhanh. Ở đây, khi làm xong schema, submit xong thì chỉ 3, 4 ngày sau đã thấy sự thay đổi rồi.Một ưu điểm nữa là Entity giúp bạn cải thiện thứ hạng đáng kể cho những từ khoá đang bị kẹt tại trang 2, 3 trong hiệu ứng con cừu đen hay khi website bạn bị sandbox.

Lợi ích thiết thực của Entity trong Schema là gì?
Lợi ích thiết thực của Entity trong Schema là gì?
  • Thoát khỏi google sandbox
  • Entity có ưu điểm là có thể giúp website của bạn thoát khỏi sandbox
  • Thứ hạng lên rất nhanh và mạnh. Chắc chắn những từ khoá mới SEO đang nằm ngoài top 100 cũng sẽ bay ngay vào trang 4, 5 luôn sau khi triển khai Entity (tất nhiên là với website không bị phạt).

Entity là còn là một màn chắn vững chắc bảo vệ website bạn khỏi nguy cơ từ các hình phạt của Google hay các thuật toán cập nhật bất ngờ. Cực kì hiệu quả trong việc tăng Trust (độ tin tưởng) cho các website mới tạo là một ưu điểm nữa của Entity mà bạn nên nhớ.

Schema là gì?
Cực kì hiệu quả trong việc tăng Trust (độ tin tưởng) cho các website mới tạo

Schema có bao nhiêu loại?

Có rất nhiều loại Schema khác nhau trong SEO nên sẽ rất khó để xác định được loại Schema nào phù hợp với website của bạn. Do đó, dưới đây là một số loại Schema thích hợp cho từ mục đích website của bạn.

Tại schema.org có một danh sách đầy đủ các loại Schema và những loại được sử dụng phổ biến nhất là:

Personal schema

Giúp hiển thị đường link dẫn tới những thông tin cá nhân của tác giả, author có kèm cả ảnh và tên tác giả của bài viết đó. Điều này giúp cho người dùng biết được ai là tác giả của bài viết. Đặc biệt nếu như bạn cũng sử dụng Google Plus thì có thể nhấp link để tới trang cá nhân của tác giả.

Social schema

Khai báo các trang social tạo lập bởi website, doanh nghiệp. Loại Schema này đang được áp dụng giúp xác thực entity trong SEO.

Brescrumbs

– Brescrumbs: Giúp hiển thị link điều hướng các chuyên mục của bài viết đó giúp cho người dùng biết được bài viết đang đọc được nằm trong chuyên mục nào, cấu trúc liên kết dẫn tới nó ra sao.

Event

– Event: Những thông tin quan trọng nổi bật trong sự kiện mà bạn tổ chức hiển thị được gọi là Event. Thông tin này bao gồm những thông tin cơ bản nhất của sự kiện như: tên event, thời gian bắt đầu diễn ra, thời gian kết thúc, địa điểm tổ chức event ở đâu.

Local Business Schema

Local Business Schema giúp làm phong phú thêm danh sách Google My Business của bạn với nhiều chi tiết hơn.

Organizations

Organizations: Giúp hiển thị thông tin của cơ quan sở hữu trang web như tên cơ quan, trụ sở, số điện thoại và link đường dẫn tới trang web.

People

– People: Giúp hiển thị nơi làm việc như công ty, địa điểm và vị trí làm việc của một người nào đó.

Products

– Products: Product Schema về cơ bản là dữ liệu có cấu trúc của sản phẩm sẽ xuất bản cùng với kết quả tìm kiếm của bạn.Rất quan trọng với những người bán hàng qua mạng giúp hiển thị những thông tin cần thiết khi bán hàng như giá tiền, đánh giá của các khách hàng đã mua sản phẩm.

Recipes

– Recipes: Tính năng này giúp hiện những thông tin nổi bật trong bài viết ẩm thực như thời gian hoàn thành, công thức, thông tin đánh giá. Đó là thông tin rất thú vị và hấp dẫn với những người yêu thích ẩm thực.

Review

– Review: Hiển thị giá của sản phẩm và đánh giá của người dùng về sản phẩm.

Schema có bao nhiêu loại?
Schema là gì? Có bao nhiêu loại?

Schema trong SEO có vai trò gì?

Theo những gì Google công bố, thì Schema không phải là yếu tố/tín hiệu xếp hạng.

Trong thực tế, có nhiều ý kiến tranh cãi xoay quanh vấn đề này. Nhưng chắc chắn một điều nên biết là: Không nên tin tưởng 100% vào những gì Google nói. Không phải họ không minh bạch mà họ phải giữ bí mật về thuật toán.

Hãy cùng SeeU.vn tìm hiểu những điểm sau để hiểu thêm về sự tác động của Schema đến SEO:

CTR (Click Through Rate – Tỷ lệ nhấp)

Schema Markup có thể không phải là một tín hiệu xếp hạng. Nhưng nó chắc chắn có thể giúp xếp hạng (ít nhất là gián tiếp).

Bạn thấy đấy, bất kỳ thay đổi nào xảy ra với kết quả tìm kiếm (của bạn) sẽ có tác động đến CTR. Thay đổi tiêu cực sẽ làm giảm CTR, ngược lại thay đổi tích cực sẽ tăng CTR.

Với CTR cao hơn, thứ hạng cũng sẽ cao hơn.

Nếu nhiều người click vào trang của bạn trên bảng kết quả tìm kiếm. Google sẽ nhận được tín hiệu cho thấy người dùng muốn đọc nội dung của bạn.

CTR
Schema là gì? CTR (Click Through Rate – Tỷ lệ nhấp)

Để đáp ứng nhu cầu đó, Google sẽ xếp hạng bài viết của bạn cao hơn để nhiều người xem nó hơn. Điều này xảy ra liên tục, vì vậy đừng mong đợi bài viết của bạn sẽ giữ thứ hạng lâu.

Ngày mai, đối thủ cạnh tranh có thể sẽ thay đổi tiêu đề content để CTR của họ cao hơn bạn. Tất nhiên, Google cũng sẽ nhận thấy điều đó, thứ hạng sẽ lại được thay đổi.

Trong khi đó, Schema có thể giúp đẩy CTR nhờ ưu điểm dễ dàng truy xuất, hiển thị và phân tích của nó. Thông qua Schema là gì, Google sẽ kiểm tra thông tin của trang chính xác và nhanh hơn rất nhiều lần. Từ đó tăng CTR cho trang.

Sự ưu tiên của Schema là gì?

Mặc dù nói rằng Schema không ảnh hưởng đến xếp hạng. Bạn vẫn nên ưu tiên giải quyết các vấn đề liên quan đến trang và SEO trước khi sử dụng nó.

Cần đảm bảo các yếu tố quan trọng như nghiên cứu từ khóa, tối ưu nội dung, SEO onpage,… Và nó được hoàn thiện trước khi thêm Schema vào trang.

Tại sao lại phải ưu tiên các yếu tố đó trước? Bởi vì Google cho biết họ hiểu nội dung cần thiết để hiện Snippet ( đoạn trích) cho người dùng dù cho có hay là không có Schema.

Ví dụ: Nếu có một số HTML với 5 sao và đoạn văn bản “Đánh giá: 4.7 – 24 bình luận”. Google tự phán đoán và trích snippet đoạn đánh giá của bạn mà không cần sự trợ giúp của Scheme (hay structured data).

Tuy nhiên, nếu bạn muốn những bài đánh giá có cơ hội hiển thị cao hơn thì Schema chắc chắn sẽ có ích.

Sự ưu tiên của Schema là gì?
Sự ưu tiên của Schema là gì?

Những sai lầm thường gặp khi triển khai Schema là gì?

Khi sử dụng Schema, có không ít trường hợp đã lạm dụng công cụ này. Dưới đây là một số sai lầm bạn có thể gặp khi triển khai Schema.

  • Đối với Schema đánh giá: Tạo số lượng lớn đánh giá ảo làm mất niềm tin của người dùng.
  • Tự tạo câu hỏi câu trả lời khi dùng Schema hỏi đáp.
  • Bạn có thể không biết Schema Person, Schema Local Business gắn ở đâu, thậm chí bạn có thể gắn tất cả các URL của Website.
  • Nhiều người tạo Schema công thức nấu ăn, sự kiện vì muốn kết quả hiển thị đẹp mắt hơn. Thế nhưng nội dung và loại hình Website lại không liên quan.

Nếu bạn đang gặp những sai lầm này, tôi khuyên bạn hãy khắc phục nhanh nhất có thể.

Trên đây là những thông tin chi tiết về Schema – Schema là gì, vai trò và cách cài đặt nó trên Website. Hy vọng bài viết trên Seeu đã đem lại những kiến thức bổ ích cho quá trình SEO.

Chúc bạn thành công với thông tin: SCHEMA LÀ GÌ? SCHEMA đóng vai trò gì trong SEO

Xem thêm: Url ngắn hay dài là tốt trong SEO

5/5 - (1 bình chọn)
error: Liên hệ Seeu.vn !