Yếu tố quan trọng nhất đưa website nhanh lên TOP 1 GOOGLE? Đa phần mọi người cho rằng:
- Yếu tố onpage
- Content is king (nội dung là vua),
- hay điểm DA
- rồi điểm Trust nọ kia…
Sự thật thì…nó chỉ đúng một phần trong hệ thống SEO của Google mà thôi.
Google đánh giá website dựa trên hàng trăm yếu tố – mà theo thống kê đâu đó khoảng trên 200, tầm đấy!!!) và bản thân Google cũng thường thay đổi thuật toán của mình (khoảng 500-600 lần một năm) để thoả mãn ý định tìm kiếm của người dùng hơn.
Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố không thể xem xét độc lập được, tức là phải đi kèm với yếu tố khác thì mới có ý nghĩa (giống như ăn bún đậu phải có mắm tôm, mà uống bia thì phải có mồi nhậu vậy).
Nhưng mà cũng đừng quá lo, chúng ta không phải tối ưu hết 200 yếu tố đấy làm gì đâu. Do đó trong bài viết này, SeeU sẽ chỉ cho các bạn một vài yếu tố quan trọng nhất mà các bạn cần tối ưu. Làm xong được vài yếu tố này là các bạn dành chắc phần thắng lên top 1 google rồi, chứ chả cần đến 200 yếu tố kia đâu.
Backlink chất lượng dễ dàng đẩy Top 1 Google
Backlink là cái quan trọng nhất trong tất cả các yếu tố xếp hạng (tất nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi). Backlink thực ra xuất phát từ Page Rank (xếp hạng trang – hồi xưa google nó dùng yếu tố này để xếp hạng sức mạnh của một trang, nhưng giờ nó bỏ rồi nên ít ông nào biết). Backlink có thể giúp mang lại cho web các bạn nhiều traffic hơn.
Tuy nhiên không phải backlink nào cũng được đánh giá như nhau. Có rất nhiều các yếu tố giúp cho backlink được gọi là “chất” hay không.
Và 3 yếu tố quan trọng nhất để đánh giá 1 backlink chất lượng là:
- Thẩm Quyền
- Sự liên quan
- Có Traffic
Hay nói một cách đơn giản hơn là backlink đó phải:
_Xuất phát từ một trang uy tín (có thẩm quyền) trỏ về site của các ông (báo dantri, vnexpress, gov, wiki, seedsite… thì đều là uy tín nhé)
_Phải có sự liên quan (nôi dung 2 bài viết phải liên quan đến nhau hoặc 2 website cùng chủ đề…Hoặc có ông nào lái máy bay giỏi thì lái nội dung sao cho nó liên quan xíu là đc, gái theo đầy!)
_Phải có traffic, tất nhiên rồi vì không có traffic vứt, dễ bị đánh thành spam lắm. Tuy nhiên, nếu đó là link báo và gắn DoFollow thì vẫn ngon.
Nội dung mới, cập nhật thường xuyên
“Content is King”?
Thực ra là nội dung mới ra lò, thường xuyên cập nhật để nó đáp ứng được người dùng nhất (chứ các ông viết hay đến mấy thì sau thời gian nội dung đó cũng đi vào dĩ vãng thôi.
Không tin thì các bạn thử tra google “giá cà phê hôm nay” xem nào, xem mấy tin cũ hay tin mới nó hiện ra nhé. Kể cả tra youtube cũng ra video mới và uy tín nhất nhé!. Hay thử tra “Xe đạp tốt nhất” thì google nó cũng ưu tiên bài viết nào có từ “ Hiện nay” hay “2021” ở tiêu đề nhé. Các ông thấy cái gọi là “tính cập nhật” ở đây chưa?
Kể cả các ông có tra bài viết blog, ví dụ “cách thắt caravat” đi, thì chỉ những bài viết được cập nhật mới nhất năm 2019-2020 được hiển thị thôi nhé, chứ chẳng thấy nó hiện mấy bài cũ hơn (“ngày cập nhật” (dateModified) chứ không phải “ngày viết bài” (datePublished) đâu nhé).
Kể cả các bạn viết bài đó năm 2017 nhưng đã được cập nhật năm 2021 thì nó vẫn cho lên top bình thường vì nội dung đó đã có tính chất mới và cập nhật).
Còn bạn nào hỏi tôi cách xem datePublished ở đâu thì hãy đi kiểm tra Schema của bài viết đó là ra nhé (trừ trường hợp bài viết hoặc theme đó không được cấu hình chuẩn Seo thì không có, hên xui =))
Đáp ứng ý định tìm kiếm của người dùng
Nếu như backlink là yếu tố quan trọng nhất để xếp hạng website của các bạn lên top, thì nội dung thoả mãn ý định tìm kiếm của người dùng lại là cái ưu tiên hàng đầu.
Ví dụ:
Tìm “cách làm món sườn xào chua ngọt” thì google nó phải ra công thức dạy nấu ăn với từng bước làm cụ thể, chứ không thể ra bài viết về gái xinh vếu bự được (trừ khi các bạn tra món “ghẹ Quất Lâm 45 kg”)
Khi nghiên cứu về nội dung của mình xem có đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng hay không thì các ông phải để ý đến các vấn đề sau:
3.1 Nội dung người dùng (khách hàng của website) muốn tìm kiếm thuộc thể loại nào (bài viết blog, nội dung về danh mục sản phẩm, chi tiết sản phẩm hay trang landing page nào đó)?
(Ví dụ khách hàng tìm kiếm “xe đạp tốt nhất” thì chắc chắn kết quả trả về sẽ phải là một bài viết blog rồi=> các bạn phải viết 1 bài blog hoặc review về chủ đề này, chứ bạn nào mà làm 1 trang bán hàng với từ khoá này ở tiêu đề là vứt)
3.2 Nội dung nên được trình bày theo format nào?
(ví dụ: Bài chỉ dẫn cách làm gì đó (dạng how-to), bài dạng toplist (liệt kê danh sách) hay đơn giản là bài chia sẻ ý kiến quan điểm cá nhân (người đọc rất thích tác giả chia sẻ ý kiến review hay kinh nghiệm cá nhân)
3.3 Nội dung khác biệt so với số đông
Nội dung của bạn có điểm gì hấp dẫn mà khiến người dùng muốn xem ngay?
Chẳng hạn như:
Tiêu đề gây tò mò (“tò mò” thôi chứ mấy ông đừng có phóng đại thái quá nhé, như thế thì chẳng khác nào Khá Bảnh gọi các ông là “mồm điêu và bốc phét đấy” nhé), nội dung mang tính thời sự, hợp trend, nội dung có kèm thương hiệu đã uy tín và được xác nhận…
Lưu ý: Nội dung cần khác biệt để tạo lợi thế cạnh tranh trên SERP và thu hút người dùng click vào nhé. Chống chỉ định với những nội dung kỳ dị, khác người, câu view!!
À cái ý 3.1 và 3.2 liên quan chặt chẽ với nhau nhé, kiểu như mỗi loại nội dung thì sẽ cần được trình bày theo một format nhất định, tránh nhầm lẫn là được.
Website chuyên về một chủ đều nhất định ( Trang chuyên ngành)
Trang chuyên ngành là trang chỉ nói về một lĩnh vực cụ thể: ví dụ trang chuyên về chó mèo thì thì chỉ nói đến chó mèo thôi, chứ đừng nói đến gà vịt hay lợn nhé. Hay trang chuyên về nhãn khoa thì sẽ liên quan đến: các bệnh về mắt, điều chỉnh tật khúc xạ, kính mắt, kính áp tròng thôi, chứ đừng có nói đến vấn đề răng miệng, hay tai mũi họng vào đây nhé!!!
Google luôn muốn đưa từ khoá lên top ở những trang có tính “chuyên ngành” cao. Chẳng hạn khi bạn tra từ “Cận thị” thì những trang như matsaigon[.]com hay vinmec[.]com hay trang trang uy tín thấp hơn như benhvienquan11[.]vn lại đứng trong top 3 mà không phải là trang wikipedia với DR 91 lận? Đơn giản vì wiki không hoàn toàn là trang chuyên về y tế sức khoẻ nhãn khoa, wiki viết về hàng triệu chủ đề rộng lớn khác)
- Bản thân Google cũng có cái gọi là E-A-T (viết tắt của Expertise – Authoritativeness và Trustworthiness) các ông có thể tra thêm để cứu thêm để hiểu được E-A-T là cái gì, nhưng mà tóm lại site chuyên ngành bao giờ cũng rank top 1 googel từ khoá ngon hơn site đa lĩnh vực – nếu như có cùng sức mạnh backlink và chất lượng bài viết.
- Ngoài ra, từ khoá chứa backlink (anchor text) và các liên kết nội bộ trong site chuyên ngành cũng sẽ giúp google hiểu rõ site hơn, từ đó tăng độ uy tín và đưa site của các ông lên vị trí cao hơn.
- Bounce rate các trang chuyên ngành thường giảm (người dùng ở trên trang bạn lâu hơn) cũng là tín hiệu tốt để duy trì website đứng top 1 google lâu hơn.
Độ chuyên sâu cua nội dung
Ở đây SeeU muốn nói đến ý là bài viết trên website phải đánh trúng vào những vấn đề mà người dùng đang quan tâm và muốn biết.
Chẳng hạn như website muốn rank từ khoá “Các hãng đồng hồ đắt nhất” thì chắc chắn nội dung bài viết của các bạn phải đạt các yêu cầu sau:
+ Content phải là dạng top list về các hãng đồng hồ nổi tiếng
+ Phải đề cập đến giá và tên của các hãng
+ Phải có hình ảnh minh hoạ đầu đủ và mô tả chi tiết sản phẩm đồng hồ của từng hãng
+ Các hãng phổ biến được nhắc đến chắc chắn phải trùng nhau ở một số hãng (chẳng hạn hãng Rolex thì chắc chắn bài viết nào cũng phải nhắc đến rồi)
Các bạn thử check top 10 trang đứng đầu với từ khoá trên xem bài viết của họ có đúng là đáp ứng được yêu cầu như trên không nhé? Nếu trang của các bạn không thoả mãn thì xin mời ra khỏi top 10 này luôn và ngay nhé.
Nhiều bạn bảo các bài viết nội dung tương đồng hay giống nhau thế thì làm gì còn có tính sáng tạo? nhưng mà thực sự google nó có xu hướng xếp hạng những bài viết tương tự nhau mà đúng là cái người dùng đang quan tâm và muốn xem.
Đấy là tôi viết cho newbie – thực tập SEO, còn với một số bạn chuyên SEO rồi thì chắc sẽ biết đến chức năng Content Gap của Ahref, công cụ này cho phép tìm ra những “Vấn đề mà người dùng đang quan tâm” mà bài viết của các đối thủ có đề cập, nhưng bài viết của các ông lại không có.
Từ đó các ông sẽ biết được cần viết thêm nội dung gì để bài viết được chuyên sâu hơn nữa, từ đó có thể đạt rank top 1 google với hàng trăm từ khoá trong 1 bài viết nhé. Như thế thì sau cùng, bài viết của các ông chất lượng vãi nồi!
Tốc độ tải trang
Vấn đề này có từ năm 2010 rồi chứ không mới mẻ gì nữa.
Tốc độ tải trang xứng đáng ở vị trí thứ 6 trong số 8 yếu tố xếp hạng website mà SeeU đang liệt kê ở bài viết này..
Trích dẫn luôn một câu bài viết của Google Search Central Blog: “The “Speed Update,” as we’re calling it, will only affect pages that deliver the slowest experience to users and will only affect a small percentage of queries. It applies the same standard to all pages, regardless of the technology used to build the page. The intent of the search query is still a very strong signal, so a slow page may still rank highly if it has great, relevant content.”
(tạm hiểu là: Google nó giảm bớt trọng số của page speed đi và chỉ phạt một trang nào đó khi tốc độ của trang đó quá chậm. Và google vẫn có thể đưa một trang tải chậm lên top 1 google khi nó có nội dung thoải mãn ý định tìm kiếm của người dùng).
Thực tế chứng minh, người dùng có thể kiên nhẫn chờ đợi trang được tải, mất cả tiếng đồng hồ chỉ để xem được nội dung khi nội dung đó cực kỳ quan trọng với họ.
Bảo mật với HTTPS
Https được google tính là một chỉ tiêu xếp hạng website, chiếm khoảng dưới 1% trong tổng số các yếu tố xếp hạng.
Do đó, cho dù website có dùng https thay cho http thì cũng không có tác dụng gì nhiều để đưa thứ hạng của web lên trên cao hay top 1 google. Tuy nhiên website được bảo vệ an toàn hơn, người dùng cũng tin tưởng hơn khi nhìn thấy cái “ổ khoá” của giao thức https này.
Một lưu ý nữa là các bạn nhớ kiểm tra lại chuyển hướng 301 (redirect 301) từ trang http về https nhé, chứ nhiều bạn cài xong kiểm tra lại thì thấy đó là redirect 302 (chuyển hướng tạm thời) thì hỏng. Google luôn coi trang web với http và https là hai trang web khác nhau, mà hai trang cùng chung nội dung là duplicate rồi.
Xem thêm: 50 SEO TOOL cần sử dụng khi làm Nghề SEO phải nắm vững
Trải nghiệm của người dùng
Google muốn website phải dễ dàng thao tác thuận tiện cho người dùng nhất bởi vì khi người dùng thoả mãn với kết quả trả về của công cụ tìm kiếm thì người dùng sẽ vẫn trung thành với google.
Vì thế google sẽ luôn ưu tiên những trang web có thể giữ chân người dùng ở lại trên trang (on site) lâu nhất có thể. Do vậy các bạn cần phải làm mấy việc sau:
_Viết nội dung dễ đọc.
_Trang phải sắp xếp ngăn nắp, bài viết vào từng chuyên mục giống như mỗi quyển sách cho vào từng kệ riêng vậy.
_Thiết kế responsive để tối ưu cho di dộng, máy tính bảng…
_Quảng cáo bố trí gọn gàng không che mất nội dung.
Tóm lại là cần phải thiết kế theo ý muốn của người dùng trước tiên. Google đo lường được người dùng dựa vào hành vi và các chỉ số kiểu như On Time, CTR (vẫn còn tranh cãi)…để biết được trải nghiệm người dùng ra sao nên các bạn yên tâm hướng về người dùng thì không thiệt đi đâu được nhé.
Thay vì quan tâm đến mấy chỉ số đo lường như CTR (Click-Though Rank) thì các ông hãy viết nội dung thật hay “hùng hồng” vào và tạo được trang thân thiện tốt cho trải nghiệm của người dùng nhé.
Kết luận
Trên đây chỉ là 8 gợi ý và quan điểm của SeeU về các yếu tố quan trọng nhất gíúp xếp hạng website lên “đỉnh” TOP 1 GOOGLE nhanh nhất.
Để đưa 1 website lên top 1 google được thật sự không chỉ nên dựa vào 8 “bí kíp” chia sẻ ở trên, mà quan trọng là tất cả chúng ta phải bắt tay vào làm, tạo ra content có giá trị mà các công cụ tìm kiếm đang muốn kiếm tìm và mang lại trải nghiệm hoàn hảo cho người dùng.
Rồi các bạn sẽ chứng minh được cho Google thấy là website của các bạn xứng đáng là đỉnh của chóp!
Để google nó cũng phải thốt lên cái câu quen thuộc: “Ơ mây zing gút chóp em! TOP 1 GOOGLE”